logo

Đánh giá nhanh Laptop Dell Latitude 7390-i5 gen 8 vỏ carbon chip u

  • Thứ hai, ngày 05/07/2021
  • Lướt nhanh qua chiếc laptop Dell Latitude 7390 i5 gen 8 với lớp vỏ Carbon. Dường như Laptop Dell 7390 dòng dành doanh nhânLatitude cao cấp gần như hoàn hảo, khó có đối thủ trong tầm giá.

    Đánh giá nhanh laptop Dell Latitude 7390-i5 Gen 8

    Ngoại hình Dell 7390

    Dell Lalitude 7390

    Trải nghiệm trên tay Dell 7390 i5 optional carbon. Phiên ản đặc biệt cao cấp nhất của Dell,  Latitude 7390 phải dùng một từ "chất" không hề kém cạnh người anh em XPS. Cảm giác cầm nắm rất mịn mát tay. Vỏ sợi carbon luôn mang lại một cảm giác cao cấp xa xỉ và đậm chất doanh nhân.

    Qua sử dụng Dell 7390, điểm đặc biệt chính là màn hình Full HD IPS viền mỏng cho khả năng hiển thị phải nói là rất tốt, hạn chế tối đa mỏi mắt khi phải làm việc lâu dài. 
    Đây cũng là một trong nhưng tiêu chí khiến Dell Latitude 7390 optional carbon hiếm có đối thủ cùng cấu hình trong tầm giá.

    Đánh giá Dell Latitude 7390: Một laptop doanh nhân gần hoàn hảo

    Dell đã nâng cấp dòng notebook doanh nhân 7000 series với bộ vi xử lý mới Kaby Lake Refresh. Cùng với đó, Dell Latitude 7390 được trang bị cổng đọc smartcard cũng như các tùy chọn bảo mật khác. Thiết bị với những điểm mạnh như thời lượng pin dài, màn hình đẹp, khả năng kết nối và hệ thống nhập liệu tốt đảm bảo chỗ đứng vững trong phân khúc doanh nhân chuyên nghiệp.
    Dell Latitude 7390 là notebook doanh nhân di động thuộc phân khúc tầm trung, cao hơn những dòng máy 13 inch phổ biến và là thế hệ kế thừa của Latitude 7380. Tại thời điển mình viết bài, cấu hình máy mình đang sử dụng có giá khoảng $1.706, các tùy chọn cấu hình thấp hơn bắt đầu từ $1.199. Máy được vận hành bởi Intel Core i5-8350U 4 nhân, 8 GB RAM, đồ họa được xử lý bởi Intel UHD Graphics 620, bộ nhớ lưu trữ SSD 256 GB.

    Thiết bị nặng 1.3 kg, màn hình Full HD IPS có độ phân giải 1920 x 1080 pixels. Đối thủ cạnh tranh của Dell Latitude 7390 gồm những máy 13 và 14 inch mỏng nhẹ, một số là thiết bị 2-in-1. Tất cả đều thuộc phân khúc giá tầm cao, hướng tới đối tượng doanh nhân cần di chuyển nhiều.
    Đánh giá laptop Dell Latitude 7390
    Thiết kế: Đơn giản, cứng cáp, bề mặt chống trơn trượt
    Khung máy, được hoàn thiện hoàn toàn bằng một màu đen mờ với dạng hình nêm hướng về cạnh trước. Thiết kế của máy cho cảm giác thanh lịch đơn giản. Bên cạnh logo của Dell, dải màu tương phản ở cạnh dưới phía sau thì nút nguồn và ngay cả phần bản lề đều gần như không có điểm nhấn hình ảnh nào. Mình đặc biệt thích bề mặt chống trượt của máy, một lớp cao su phủ trên bề mặt thân máy và mặt sau của màn hình. Dấu vân tay vẫn có thể nhìn thấy nhưng không quá nhiều. Trên trang của của Dell, 7390 được giới thiệu với chất liệu cao cấp giống như hợp kim magie.

    Ngay cả khi tác động một lực khá mạnh, phần khung máy cũng chỉ có thể bị xoắn ở một mức độ rất hạn chế kèm vài tiếng kêu nhỏ. Nắp màn hình cũng cứng cáp hơn bình thường, có khả năng chịu được áp lực tốt. Việc mở máy bằng một tay có một chút khó khăn, nhưng ngược lại, màn hình chỉ bị lung lay rất nhỏ khi di chuyển máy. Dell Latitude 7930 có góc mở màn hình tối đa là 180 º, từ góc mở khoảng 135 º trở lên, phần thân máy được nâng lên bởi cạnh dưới của màn hình.
    Bên cạnh chất lương hoàn thiện tuyệt vời, 7930 hoàn toàn xứng đáng với mức giá ngất ngưởng được đưa ra. Thiết bị có chất lượng cao, chắc chắn, dù đơn giản nhưng vẫn mang tính biểu tượng cao.
    Cổng kết nối
    Trong khi Dell Latitude 7390 nổi bật bởi hệ thống kết nối chắc chắn, thì có lẽ bạn sẽ thất vọng khi tìm những điểm nổi bật ví dụ như Thunderbolt 3. Thiết bị có 2 cổng USB 3.1, có cổng USB C với DisplayPort, Ethernet, microSD, microSIM, smartcard. Dell sắp xếp vị trí các cổng rất hợp lý ở phía 2 bên cạnh.
    Thiết bị đầu vào
    Bàn phím
    Với bàn phím cực kỳ chất lượng tới từ ThinkPad, Lenovo đã đặt ra một tiêu chuẩn mà bất kỳ nhà sản xuất nào cũng phải so sánh hết lần này tới lần khác. Khi đến chiếc Latitude 7930, cuối cùng Dell cũng làm thay đổi được quan điểm của các reviewer. Bàn phím có kích thước tương đối nhỏ so với bàn phím tiêu chuẩn, ví dụ như phím Return. Kích thước và khoảng cách từng phím ổn dù với một số người nếu để của 10 ngón tay sẽ thấy đôi chút chật chội.

    Các phím được làm hơi lõm một chút theo công thái học. Điểm lực rõ ràng, hành trình ngắn, phản hồi nhẹ phù hợp với thị hiếu của đa số người sử dụng. Trải nghiệm gõ và cảm giác chạm của bàn phím mang lại khá cao cấp, không thua kém gì những bàn phím tốt đến từ ThinkPad. Các phím khi gõ cho tiếng kêu nhẹ và êm, duy chỉ có phím Space kêu lách cách hơi khó chịu.
    Touchpad
    Touchpad rộng thoải mái với phím vật lý riêng biệt. Bề mặt có độ nhám tối thiểu, mang lại trải nghiệm di chuột dễ dàng ngay cả với mồ hôi tay. Tuy nhiên đây vẫn không phải là touchpad tốt nhất hiện nay. Trò chuột có độ chính xác tới từng pixcel, tất cả các cử động nhanh đều được nhận diện tốt. Bạn có thể tùy chọn các tháo tác vuốt lên tới 4 ngón tay bên trong trình cài đặt windows.

    2 nút chuột riêng biệt cho cảm giác rỗng, lỏng lẻo và trải nghiệm rẻ tiền. Điểm lực ở mức chấm nhận được, các phản hồi phím dường như thiếu hoàn toàn.

    Màn hình
    Thông số chính
    Công nghệ IPS
    Kích thước: 13.3 inch
    Độ phân giải: 1920×1080 pixel
    Độ sáng tối đa: 329 cd/m², trung bình: 315.9 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 92%
    Tỷ lệ tương phản: 1316:1. Giá trị màu đen: 0.25 cd/m²
    ΔE màu: 4.3
    Phần trăm không gian màu: 90.6% sRGB và 59.1% AdobeRGB
    Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
    Mặc dù có độ sáng màn hình tốt, nhưng khả năng hiển thị ngoài trời vẫn không thực sự tốt, nhất là dưới ánh sáng trực tiếp. Khi trong bóng râm, khả năng hiển thị được cải thiện rất nhiều như hình bên dưới.
    Dell Latitude 7390 mang lại sự vượt trội về góc nhìn cũng như sự ổn định. Ở những góc nhìn rất hẹp, hiện tượng mất độ sáng hay độ tương phản là khó tránh khỏi. Nhưng không hề ảnh hưởng tới quá trình sử dụng hàng ngày.
    Hiệu năng
    Hiệu năng CPU
    Bộ vi xử lý ULV Core i5-8350U 4 nhân với mức độ tiêu thụ điện năng 15W tới từ Intel, dựa trên kiến trúc Kaby Lake Refresh. Xung nhịp cơ bản là 1.7 GHz, có thể nâng lên tới 3.6 GHz qua Turbo. Đây là chiếc CPU i5 nhanh nhất trong dòng này. Thế hệ trước là i5-7300U (2.6-3.5 GHz) chỉ có 2 nhân vật lý nhưng vẫn được hỗ trợ công nghệ siêu phân luồng. GPU tích hợp là Intel UHD Graphics 620, CPU cũng được tích hợp bộ điều khiển bộ nhớ DDR4, có khả năng mã hóa và giải mã H.265 video. Theo như Intel công bố, hiệu năng CPU nhanh hơn khoảng 40% so với thế hệ trước. Khác với phiên bản nhỏ hơn i5-8250U, phiên bản 8350U được tích hợp công nghệ Intel vPro.

    Các ứng dụng văn phòng hằng ngày là quá đơn giản so với sức mạnh của CPU, những CPU đời cũ hơn, thậm chí chỉ có 2 nhân cũng có thể đảm nhận tốt công việc này.

    Khi cả 4 nhân cùng hoạt động hết công suất, bộ vi xử lý nhanh chóng đạt tới giới hạn tiêu thụ năng lượng. Vòng lặp đầu tiên Cinebench đạt 625 điểm nhờ công nghệ Turbo – điểm số rất cao, nhưng hiệu năng bắt đầu giảm xuống còn 572 điểm ở vòng thứ 2, sau đó tiếp tục giảm xuống 546 điểm. Cuối cùng hiệu năng được duy trì ở mức 580 điểm sau 7 vòng lặp. Khi sử dụng pin, hiệu năng đa nhân không bị giảm.
    Hiệu suất chung của hệ thống
    Tất cả mọi trải nghiệm của mình đều rất mượt mà, không xuất hiện độ trễ đáng tiếc nào cả. Các ứng dụng khởi động rất nhanh, khởi động nhanh chỉ mất vài giây. Các tác vụ đa nhiệm cũng không thể làm khó được Dell Latitude 7930.

    Điểm số PCMark 8 của máy không có điểm gì quá đặc biệt, tất cả đều tương xứng với sức mạnh của máy. Vì chỉ sử dụng SSD có tốc độ thấp và RAM đơn luồng, nên hiệu năng tổng thể của máy vẫn đứng sau một số đối thủ cạnh tranh.
    Hiệu suất GPU
    Các tác vụ đồ họa vẫn được xử lý bởi Intel UHD Graphics 620 – GPU không có bộ nhớ riêng. Trên Latitude 7390, tốc độ xung nhịp tối đa là 1100 MHz. Intel HD Graphics sẽ được cải thiện hiệu năng nếu hệ thống dùng RAM đa luồng. Tiếc một chút là Dell Latitude 7930 chỉ dùng một thanh RAM.

    Sau các bài kiểm tra, hiệu năng đồ họa trên 7390 ở mức trung bình trong danh sách các đối thủ so sánh. Khi so sánh với các máy dùng Intel UHD Graphics 620 trên cơ sở dữ liệu mà mình có, hiệu năng của máy thấp hơn mức trung bình một chút.
    Tiếng ồn, nhiệt độ
    Tiếng ồn
    Khi ở chế độ nhàn rỗi, quạt tản nhiệt hoàn toàn không hoạt động, thỉnh thoảng quạt có quay một cách bất thường dù không thay đổi về tác vụ. Khi thực hiện bài test hiệu năng cao, quạt bắt đầu quay chỉ sau 15s.

    Tiếp theo, độ tăng tốc của quạt có độ trễ và khác biệt. Sau khoảng 2 phút, quạt mới đạt được tốc độ cũng như độ ồn tối đa. Tiếng ồn không quá gây khó chịu. Trong phòng yên tĩnh, bạn có thể nghe thấy tiếng quạt tản nhiệt trong khoảng cách 5 mét. Sau khi ngừng tải, quạt vẫn tiếp tục quay ở tốc độ cao trong một khoảng thời gian dài.

    Nhiệt độ
    Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 23.6 ºC
    Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 55.2 ºC
    Khi tải nặng liên tục, việc sử dụng Dell Latitude 7390 ở trên đùi rất không thoải mái, khi mà nhiệt độ mặt dưới lên tới tận 55 ºC. Khi tải nhẹ hoặc nhàn rỗi, nhiệt độ bề mặt tương đối thấp, chỉ cao hơn vài độ so với nhiệt độ phòng. Nhìn chung nếu với tác vụ văn phòng thông thường, máy vẫn khá mát.

    Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
    Loa ngoài
    Sau một số bài test âm thanh, chất âm cho ra có độ cân bằng, âm lượng tối đa khá. Những âm tầm trung và tâm cao được xử lý khá tốt, dù hướng nhiều về âm trung nhiều hơn và không quá sắc nét. Loa thiếu hụt hoàn toàn âm trầm, rất yếu và nông. Nhìn chung nếu để xem phim và nghe nhạc thì khá khó chịu.

    Tuổi thọ pin
    Khi ở chế độ nhàn rỗi, máy có thể hoạt động liên tục trong vòng 28h, tương đương với thế hệ trước. Ngoài ra, máy có thể duy trì duyệt web liên tục khoảng hơn 10 giờ. Với con số này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng trọn vẹn một ngày làm việc mà không phải sạc.
    Với i5-8350U, Dell Latitude 7390 hoàn toàn thừa thãi cho các tác vụ văn phòng, thời lượng pin của máy ở mức rất cao. Thân máy được làm đơn giản nhưng chất lượng cao, tùy chọn bảo mật hoàn chỉnh, kết nối hợp lý, màn hình sáng với độ phân giải cao.